Sunday, September 29, 2013

Xây dựng hệ thống giao thông Tây Bắc - Giao thông phải đi trước

Tây Bắc là vùng có nhiều đồi núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh nên giao thông đi lại hết sức khó khăn. Do những khó khăn về giao thông nên tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác.

Hệ thống giao thông còn yếu


Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết: Trong những năm qua được Chính phủ quan tâm đầu tư và chỉ đạo quyết liệt nên hầu hết các tuyến đường huyết mạch cũng như những công trình trọng điểm trên địa bàn Tây Bắc đã và đang được xây dựng. Cơ sở hạ tầng GTVT bước đầu được cải thiện đáng kể so với trước đây, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong vùng, rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa miền núi với đồng bằng.

Giao thông thuận tiện là cơ sở cho các chương trình đầu tư phát triển của vùng cao. 
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của GTVT vùng Tây Bắc vẫn trong tình trạng yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đang là nhu cầu hết sức cấp bách. Theo lãnh đạo Bộ GTVT, nhìn chung tỷ lệ rải mặt nhựa, mặt đường trong khu vực Tây Bắc còn thấp, nhất là đối với đường giao thông nông thôn, hiện còn nhiều xã trong khu vực Tây Bắc chưa có đường giao thông đến trung tâm. Các tuyến đường sắt trong khu vực có chiều dài khoảng 700 km, năng lực vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu, trong đó có các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng, Lưu Xá - Kép - Hạ Long. Về đường hàng không, trong vùng Tây Bắc mặc dù đã có hai sân bay là Nà Sản (Sơn La) và Mường Thanh (Điện Biên) nhưng đều hạn hẹp, trong đó có một sân bay đã dừng hoạt động.

Tầm nhìn dài hạn

Xuất phát từ chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong vùng Tây Bắc đã xây dựng qui hoạch phát triển GTVT toàn vùng đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.

Về đường bộ, trong giai đoạn 2015 sẽ hoàn thành ba tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên và Hòa Lạc - Hòa Bình. Theo Bộ Trưởng Đinh La Thăng, tuyến Hà Nội - Lào Cai sẽ thông tuyến kỹ thuật trước Tết âm lịch 2014, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đến nay cùng với sự vào cuộc của các địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh phúc, Hà Nội nên công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công đang được gấp rút tập trung để sớm hoàn thành vào cuối năm 2013. Tuyến Hà Nội - Thái Nguyên phấn đấu cũng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013, nhưng vẫn còn một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng phía Hà Nội, nếu không giải quyết sớm thì chuyện chậm tiến độ là dễ hiểu. Tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình, Bộ GTVT sẽ phối hợp với chủ đầu tư sớm giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách, điều chỉnh lại dự án…
Định hướng đầu tư hạ tầng giao thông Tây Bắc đến 2020 Tổng hợp vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2012-2020 cho vùng Tây Bắc khoảng 125.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2012-2015 là 66.000 tỷ đồng, đường bộ chiếm 95,9%, đường sắt 3,88%, hàng không 0,06%, đường thủy nội địa 0,14%. Giai đoạn 2016-2020 là 58.000 tỷ đồng, trong đó đường bộ 82%, đường sắt 4,91%, hàng không 8,4%, và đường thủy nội địa 4,10%. Mặc dù định hướng đến 2020 là như vậy nhưng Bộ GTVT đã có kế hoạch cụ thể đến từng dự án của kế hoạch 2020. Để thực hiện được mục tiêu đó, Bộ GTVT sẽ cùng với các địa phương, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính để đề xuất những giải pháp, cơ chế để huy động các nguồn lực bao gồm cả ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ và các nguồn lực khác.

Cũng theo lãnh đạo Bộ GTVT, từ nay đến 2020 sẽ đầu tư để kết nối được đường cao tốc giữa Lào Cai và Lai Châu để tạo vòng tròn khép kín, kết nối Cao Bằng, Lạng Sơn với Trung Quốc. Về hệ thống Quốc lộ (QL), phấn đấu đến năm 2015 sẽ hoàn thành các dự án đã được bố trí vốn như QL2, QL3, QL6, QL4, QL37, QL32, QL279… đầu tư cải tạo các cầu yếu trên các tuyến QL, kiên cố hóa các điểm sạt lở nghiêm trọng trên các tuyến QL tạo tâm lý yên tâm cho người dân. Đến giai đoạn 2020 sẽ đầu tư cơ bản và kiên cố hóa đối với các tuyến đường QL, đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh trong khu vực và các tuyến đường lan tỏa và các tuyến trung tâm.

Về đường sắt, đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai bằng nguồn vốn ODA và duy trì năng lực khai thác hiện có bằng các tuyến đường sắt. Đến giai đoạn 2020 sẽ đầu tư nâng cấp tuyến Đông Anh - Quán Triều, Kép - Lưu Xá và sẽ nghiên cứu huy động nguồn vốn để đầu tư xây mới tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng vào thời điểm thích hợp. Về đường thủy nội địa, duy trì và đầu tư nâng cấp cảng Việt Trì, hoàn thành đề án vận tải thủy ở các lòng hồ thủy điện. Đến 2020 sẽ nâng cấp tuyến vận tải Việt Trì - Lào Cai và Phả Lại - Đa Phúc.

Về hàng không đến 2015 sẽ đầu tư nâng cấp sân bay Mường Thanh (Điện Biên) và xúc tiến tìm nguồn vốn đầu tư sân bay Nà Sản (Sơn La). Theo Bộ Trưởng Đinh La Thăng, mặc dù sân bay này rất gần Hà Nội nhưng nó có chiến lược đặc biệt quan trọng gắn với quốc phòng, an ninh. Hiện nay, sân bay Nội Bài đang phải khai thác dùng chung trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, an ninh. Nhưng về lâu dài cần chuyển lĩnh vực khai thác quốc phòng về sân bay Nà Sản. Hiện nay Bộ GTVT đang làm việc với tỉnh Sơn La và Bộ Quốc phòng điều chỉnh lại quy hoạch và có kế hoạch mục tiêu cho từng giai đoạn.
Bộ GTVT cũng đã công bố qui hoạch sân bay Lào Cai, sân bay Lai Châu. Tỉnh Lào Cai cũng cam kết với Bộ GTVT sẽ kêu gọi các nguồn vốn khác nhau để xây dựng sân bay Lào Cai, Bộ GTVT cũng đồng tình ủng hộ quan điểm của Lào Cai khi địa phương này có hướng phát triển sân bay Lào Cai dạng “sân bay taxi” phục vụ du lịch. Mặc dù đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai thời gian chạy sẽ được rút ngắn nhưng theo Bộ trưởng Bộ GTVT việc xây dựng sân bay Lào Cai là cần thiết theo hướng phục vụ du lịch. Sân bay Lai Châu, Bộ GTVT cũng đang xem xét đầu tư khi có điều kiện. Về hệ thống đường địa phương đến 2015 phấn đấu 100% xã có đường giao thông đến trung tâm. Đây là chiến lược phát triển giao thông nông thôn đã được phê duyệt. Giai đoạn 2020 có 100% đường giao thông đến trung tâm xã, đường huyện, đường tỉnh đi lại được bốn mùa.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng: Để có nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng Tây Bắc rất cần có cơ chế đặc biệt, đó là cơ chế đối tác công - tư. Tìm hướng huy động được nguồn vốn tư nhân để tham gia phát triển kế cấu hạ tầng giao thông, điều này không chỉ ở những dự án lớn mà có thể áp dụng vào cả những dự án giao thông nhỏ, nếu có điều kiện huy động thì rất tốt.

Bộ trưởng Bộ GTVT đã đề nghị các địa phương trong vùng Tây Bắc phối hợp với Bộ GTVT để triển khai kế hoạch phát triển giao thông trong vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Các tỉnh cần phối hợp với Bộ GTVT làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả đầu tư, đến tiến độ và chất lượng công trình. Trong khi nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông còn hạn hẹp, các tỉnh và ngành giao thông cố gắng giữ được hạ tầng hiện có. Muốn thế, các tỉnh phải tăng cường kiểm tra tải trọng xe. “Thực tế cho thấy, không rõ các địa phương khai thác khoáng sản được bao nhiêu, nộp ngân sách nhà nước nhiều không nhưng đường giao thông tuyến tỉnh lộ và QL đang xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, trong khi chúng ta chưa làm được cái mới hoặc đã làm được đường mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thì việc giữ được cái cũ là rất quan trọng. Các tỉnh phải kiểm soát chặt chẽ được tải trọng xe”, ông Đinh La Thăng đề nghị tại hội nghị xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội vùng Tây Bắc 2013.

Wednesday, September 18, 2013

Cách bố trí sofa cho phòng khách?

Khi mới mua bộ sofa hoặc muốn refresh lại không gian sống trong nhà, bạn nên tìm cách bố trí sofa cho thật phù hợp với diện tích và style tổng thể của phòng khách. Dưới đây là 6 cách bố trí sofa cơ bản nhất:
Tùy không gian, tùy nội thất mà chúng ta phải lựa chọn kiểu bố trí sofa cho phù hợp.
1. Kiểu đối mặt:
Kiểu bài trí này thích hợp với không gian trò chuyện, phòng khách tương đối nhỏ.
2. Kiểu quy tụ:
Kiểu bài trí này thích hợp với không gian phòng khách rộng, có nhiều hoạt động sôi nổi.
3. Kiểu tự do:
Kiểu bài trí này thích hợp với cả không gian nhỏ và không gian lớn, có thể tùy ý bài trí những vật dụng khác: gối , lọ hoa... Cách này cũng rất thích hợp để bài trí cho không gian chơi đùa của trẻ.
4. Kiểu tập trung:
Kiểu bài trí này thích hợp với không gian yên tĩnh, ví dụ như để cả nhà cùng xem tivi, nghe nhạc, 
đọc sách...
5. Kiểu giáp tường:
Mục đích của cách bài trí này là để tiết kiệm không gian, tăng phạm vi hoạt động, thích hợp với phòng khách nhỏ, nhiều thành viên, nhấn mạnh không gian hoạt động của cả nhà.
6. Kiểu nối liền:
Cách bài trí này thích hợp với phòng khách có không gian dài mà hẹp, tạo cảm giác liên kết chặt chẽ mối quan hệ của các thành viên.

Cách bố trí thông minh cho phòng khách thêm ấm cúng

Cách bố trí phòng khách hợp lý sẽ giúp cho bạn cảm giác thoải mái hơn sau những giờ làm việc căng thẳng
  • 1 Sử dụng cửa sổ cỡ lớn
     
    6 giải pháp thông minh bài trí không gian nhỏ
     
    Cửa sổ có thể xem là “công cụ” đắc lực góp phần vào việc cải thiện không gian nhỏ. Những căn phòng có diện tích khiêm tốn sẽ trở nên rộng và sáng nhờ khung cửa sổ cỡ lớn. Nếu phía bên ngoài nhà bạn là khoảng rộng có ánh sáng, bạn nên tối đa hóa kích cỡ của cửa sổ. Để điều chỉnh ánh sáng và độ “riêng tư” cần thiết, bạn có thể thêm rèm hoặc mành.
  • 2
    Thiết kế phòng nhỏ đa năng
     
    6 giải pháp thông minh bài trí không gian nhỏ
     
    Khi nhà bạn khá nhỏ nhắn, bạn nên tính đến phương án tạo phòng đa chức năng để sử dụng được nhiều nhất trong cùng một không gian. Ví dụ với góc nhỏ tiếp khách, ngoài chức năng sum họp gia đình, chuyện trò với bạn bè đến chơi nhà, bạn có thể đặt thêm nệm, gối lên chiếc ghế dài. Đây cũng sẽ là một không gian nghỉ ngơi tuyệt vời khi nhà bạn có những vị khách ngủ lại nhà.
  • 3
    Sơn tường bằng những màu tươi sáng
     
    6 giải pháp thông minh bài trí không gian nhỏ
     
    Bạn có thể chọn những gam màu tươi sáng, gần gũi với thiên nhiên như xanh cốm, cam, hồng nhạt… để không gian nhỏ thêm sinh động và bắt mắt. Tuy nhiên, hãy kết hợp hài hòa giữa màu tường với màu sắc còn lại trong căn phòng. Khi màu tường đang giữ vai trò làm màu nhấn, làm điểm thu hút sự chú ý thì bạn nên chọn nội thất còn lại trong phòng màu trắng hay bất kỳ gam màu nhạt và sáng để tạo cảm giác rộng thoáng khi bước vào phòng.
  • 4
    Sử dụng ít màu sắc
     
    6 giải pháp thông minh bài trí không gian nhỏ
     
    Đối với không gian hẹp, bạn không nên sử dụng nhiều màu sắc, đặc biệt là những gam màu rực rỡ khiến căn phòng chật chội và rối mắt hơn. Hãy chọn một điểm nhấn với màu đậm, điểm xuyết nhẹ nhàng bằng những vật dụng nhỏ nhắn. Những nội thất khác như kệ sách, bàn trà, thảm trải sàn hay màu của tường, bạn nên chọn gam màu nhẹ nhàng và tươi sáng giúp không gian thêm tinh tế và ấn tượng.
  • 5
    Giảm nhẹ sự tương phản
     
    6 giải pháp thông minh bài trí không gian nhỏ
     
    Ở bất kỳ không gian sống nào, sự tương phản của màu sắc đều tạo được những hiệu ứng trang trí nhất định. Tuy nhiên, nếu chưa có điều kiện sở hữu một ngôi nhà rộng rãi, bạn nên chọn một vài màu tương phản nhau để tạo đường nét thanh thoát và nổi bật. Tuy nhiên, bạn không nên chọn những gam màu nóng bởi sự tương phản mạnh mẽ sẽ khiến căn phòng nhỏ càng thêm ngột ngạt.
  • 6
    Tạo độ sắc nét cho không gian
     
    6 giải pháp thông minh bài trí không gian nhỏ
     
    Có thể căn phòng của bạn có diện tích nhỏ những không có nghĩa nó sẽ mờ nhạt và thiếu cá tính. Hãy lựa chọn những nội thất thật cần thiết để bài trí phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các thành viên. Màu sắc có thể làm mỗi gian phòng thêm sức sống và thêm sự tươi trẻ. Những gam màu bạn nên chọn như xanh lam, xanh da trời, tím, cam, vàng… để tạo độ sắc nét cho mỗi không gian nhỏ.

Sunday, September 15, 2013

Lãng phí thực phẩm - mối đe dọa cho môi trường

Lãng phí thực phẩm là câu chuyện không mới, nhưng nó lại là bài toán chưa tìm được lời giải. Khoảng 1,3 tỉ tấn lương thực bị bỏ đi mỗi năm - tương đương với 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu.
Trong khi đó, số người bị đói và chết vì thiếu lương thực là con số không nhỏ. Không những thế, lãng phí thực phẩm còn làm hủy hoại chính môi trường sống của con người.

Thói quen xấu

Mới đây, Ngày Môi trường thế giới 2013 lựa chọn chủ đề về lãng phí thực phẩm để báo động nạn ô nhiễm môi trường. Theo Tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO), mỗi năm có 1,3 tỉ tấn lương thực bị lãng phí. Khối lượng này tương đương với giá trị sản xuất được của khu vực Châu Phi cận Sahara. Đồng thời, cứ 7 người trên thế giới có 1 người đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày vì đói.

Với nỗ lực duy trì sự sống cho 7 tỉ người trên toàn thế giới, FAO ước tính khoảng 1/3 sản lượng thực phẩm toàn cầu hoặc là bị lãng phí hoặc bị mất mát. Trong đó, chất thải thực phẩm là một nguồn thải khổng lồ đối với tài nguyên thiên nhiên và gây ra các tác động tiêu cực về môi trường. Và theo đó, tác động ngược lại đến chính sức khỏe của người dân như đối mặt với nguồn nước ô nhiễm, không khí ô nhiễm và cả không gian ô nhiễm cũng không là ngoại lệ.

Sử dụng lãng phí thực phẩm đang trở thành một thực tế đáng buồn ở các thành phố, những nơi kinh tế phát triển, người dân thừa thãi nguồn thức ăn. Không khó khăn gì để bắt gặp những hình ảnh về sự lãng phí thực phẩm của người dân.

Tại các quán cơm, không ít người gọi suất cơm nhưng chỉ ăn hết một nửa, thậm chí chút ít rồi bỏ. Tại các bữa tiệc, đặc biệt là các bữa tiệc cưới hiện nay (ở nhà hàng cũng như tại gia đình), hầu hết khách khứa chỉ ăn uống qua loa, mâm cỗ vẫn còn nguyên.

Ngay cả khi đi ăn tiệc buffet, một thói quen khó bỏ của khá đông người là lấy thức ăn nhiều hơn lượng cơ thể mình có thể hấp thụ, sau đó bỏ lại. Tất cả những thức ăn thừa này đều được xử lý một cách đơn giản nhất là… bỏ vào thùng rác. Đáng buồn hơn, sự lãng phí này đôi khi xuất phát từ chính ý thức của người dân.

Nhiều người cũng cảm thấy tiếc khi thức ăn bị bỏ đi, nhưng vì sĩ diện, vì người khác nhìn vào nên cố tình gọi lượng thức ăn dôi thừa. Trong khi đó, tại nhiều khu vực miền núi, khu vực nông thôn, người dân- đặc biệt là trẻ em, lại rơi vào cảnh thiếu thực phẩm nghiêm trọng.

Một số liệu mà Viện Dinh dưỡng quốc gia vừa công bố: Gần 21% trẻ em vùng nông thôn bị suy dinh dưỡng - tỉ lệ này cao gấp đôi so với trẻ em thành phố. Một giáo viên Trường TNCS Mường Lạn (huyện Mường Ảng, Điện Biên) cho biết, phần lớn bữa ăn của các em học sinh tại trường chỉ có gạo trắng và muối. Các em đành cải thiện bữa ăn bằng cách trồng thêm rau hoặc xách thêm ít cơm, thức ăn tự kiếm được hoặc từ nhà mang đi.

Học sinh Trường Tiểu học Sảng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai) dù được cải thiện hơn một chút với cơm và cá khô kho mặn chát, thì vẫn chắc chắn bữa ăn của các em không thể nào đảm bảo dinh dưỡng. Không chỉ các em học sinh, mà ngay bữa ăn của những giáo viên vùng cao cũng vô cùng thiếu thốn.

Mới đây, một số tờ báo viết về cuộc sống của những giáo viên mầm non ở huyện xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Để bữa ăn có chất đạm, những giáo viên nơi đây phải bắt nhái, nòng nọc, ve sầu… về “cải thiện”. Đây là nghịch lý đau lòng giữa việc lãng phí thực phẩm ở thành phố và thiếu thực phẩm ở nông thôn.

Nguồn thực phẩm bị bỏ phí không chỉ ở khâu sử dung, mà còn chính từ sự mất mát ở nguồn cung cấp ban đầu. Tại các nước phát triển, cung vượt qua cầu, nông dân thường sản xuất nhiều hơn lượng hàng hóa cần thiết để phòng tình trạng thiếu hụt do thời tiết xấu, vận chuyển khó khăn…

Tại các nước đang phát triển- trong đó có Việt Nam, thực phẩm mất mát bắt nguồn từ tình trạng yếu kém của hạ tầng, kỹ thuật. Nước ta là một nước sản xuất nông nghiệp, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới nhưng hầu hết việc sản xuất vẫn còn thô sơ. Điều này dẫn đến lượng lương thực không nhỏ bị thất thoát ngay trên đồng ruộng.

Cơ sở chế biến, đóng gói và kho chứa thực phẩm không đủ sức bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu, đường sá đi lại khó khăn… cũng là nguyên nhân đã khiến một lượng lớn thực phẩm bị bỏ lại trên đường từ cánh đồng tới người tiêu dùng.

... và những hệ lụy

Lãng phí thực phẩm không chỉ gây tốn kém cho các gia đình, khiến nhiều người thiếu hụt thức ăn mà nó còn làm ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều người vẫn cho rằng, ô nhiễm môi trường vốn là hậu quả nặng nề của việc thương mại hóa, sản xuất… Song ngoài những hoạt động mang tính vĩ mô này, việc lãng phí lương thực mỗi ngày- được thải ra môi trường của chính từng người dân- đang trở thành một đe dọa mới cho môi trường sống và cho chính bản thân người dân.

Theo tính toán, lúa là cây trồng rất khát nước. Để sản xuất được 1kg gạo tốn hơn 1.400 lít nước. Trong 1 giây, 1ha lúa cần lượng nước tương đương nước sinh hoạt cho 1.000 người. Đấy là chưa kể phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhất là công sức của nông dân. Ở Việt Nam, hơn một nửa trong số 16 lưu vực sông lớn đã từng bị thiếu nước trầm trọng. Nếu chúng ta mỗi người chỉ để lãng phí một bát cơm, sẽ lãng phí cả một nguồn tài nguyên không nhỏ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lãng phí lương thực cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Việc sản xuất ra nguồn lương thực, thực phẩm không chỉ tốn nhân lực mà còn phải sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu, phân bón… Lãng phí thực phẩm đồng nghĩa với việc lãng phí những chí phí cho sản xuất, nhiên liệu trong quá trình vận chuyển. Đồng thời, nhiều thực phẩm bị thối rữa, phát thải khí mêtan, ảnh hưởng đến môi trường...

Một ví dụ về sự ô nhiễm môi trường đang tác động ngược lại đến nguồn tài nguyên, gây hại cho sức khỏe của chính người dân: Tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), mặc dù là nơi có công nghệ xử lý rác tiên tiến nhất phía Bắc, song vẫn không xử lý nổi những rác thải hữu cơ (thực phẩm thừa). Chưa kể, các loại nước rỉ rác phát sinh cũng là nguy cơ gây ô nhiễm trầm trọng, nếu không có công nghệ xử lý hiệu quả.

Trung bình mỗi ngày, bãi rác Nam Sơn phát sinh hơn 1.700m3 nước rỉ rác. Do lẫn lộn giữa các thành phần vô cơ, hữu cơ, việc xử lý rác càng gặp nhiều khó khăn và tái chế rác lại càng khó khả thi. Hệ quả tất yếu là... để mặc cho rác thải hoành hành, thấm ngược vào nguồn nước ngầm, nguồn đất và chính người dân gánh chịu hậu quả.

Theo Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội, nguồn rác thải lẫn lộn trên không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là nguyên nhân gây nên nhiều dịch bệnh. Nếu sử dụng không hợp lý các nguồn thực phẩm không chỉ tác động đến môi trường, mà còn lãng phí trong toàn bộ chuỗi sản xuất và tiêu thụ thực phẩm.

Với Việt Nam, chưa bao giờ người dân hoang mang như lúc này khi cứ mỗi ngày trôi qua lại thêm một vụ thực phẩm “bẩn” bị phanh phui: Rau bẩn, bún bẩn, sữa bẩn, thậm chí gạo cũng không là ngoại lệ. Theo đánh giá của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người mắc và tử vong do bệnh ung thư cao hàng đầu thế giới.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy, 70% nguyên nhân các ca mắc ung thư ở nước ta là do chế độ ăn uống không đảm bảo. Người dân đang tự hủy hoại sức khỏe của chính mình mỗi ngày khi sống trong bầu không khí ô nhiễm, sử dụng nguồn nước đang ngày càng đi xuống về chất lượng và ăn những thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn đất ô nhiễm và các hóa chất độc hại. Vòng luẩn quẩn giữa ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn, vì thế, vẫn luôn là cuộc đua chưa hề có điểm dừng!

"Lò" sản xuất món khoái khẩu sử dụng hóa chất

Để giải đáp những thắc mắc của không ít người dân, phóng viên báo đã trực tiếp về một trong những làng quê nổi tiếng với sản xuất bì lợn, nem và giò chả để trực tiếp "mục sở thị".
 Bì lợn để chế biến nem, giò chả phơi lẫn đất đá
Bì lợn để chế biến nem, giò chả phơi lẫn đất đá
Tẩy bì lợn bằng hóa chất

Ở miền Bắc khi nhắc đến làng Bình Lương, xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên) thì nhiều người đều biết đến. Họ biết là bởi ở làng này từ lâu nổi tiếng với "công nghệ" chế biến những món như bì lợn, giò, nem chả… thành món ăn khoải khẩu.

Một ngày cuối tháng 7, nhóm PV đã trực tiếp về đây để mục sở thị. Chẳng khác với những gì chúng tôi tưởng tượng trước đó, vừa đến cổng làng, hình ảnh bì lợn đã được phơi dày dọc các ven đường. Kẻ ra người vào với những chiếc xe kéo chở đầy da lợn vẫn tấp nập trong mọi ngõ ngách của làng.

Để nắm bắt quy trình sản xuất nơi đây, chúng tôi đã được một người bản xứ mách nước: "Muốn tiếp cận được thông tin đừng bảo là nhà báo. Cứ nói với người dân khách ở phương xa đến học nghề làm nem, chả là được". Theo như lời anh bạn, việc người dân sản xuất bì lợn, hay nem chả ở đây đa phần không được cấp giấy phép nên họ chẳng ưa gì đến cánh báo chí.

Chúng tôi nhanh chóng thế vai người nhà anh bạn để có dịp được tiếp cận với một hộ sản xuất nem tại đây. Qua tài xã giao khéo léo, chúng tôi đã được một chủ hộ tên H. mời vào "lò" sản xuất của nhà mình. Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi đó là những đống da lợn còn bám đầy lông, dính lẫn đất cát vứt ngổn ngang ra giữa nền xi măng. Cạnh đó là những chiếc can nhựa đựng đầy hóa chất không rõ nguồn gốc và một chiếc bếp lò đun than đá được xây sơ sài bằng đất để phục vụ cho quá trình chế biến nem, giò chả.
Can hóa chất không rõ nhãn mác dùng tẩy trắng bì lợn tại xưởng sản xuất nem, giò
Can hóa chất không rõ nhãn mác dùng tẩy trắng bì lợn tại xưởng sản xuất nem, giò
Theo như lời bà H. thì mỗi ngày gia đình bà chế biến khoảng 4 tạ bì lợn. "Các sản phẩm đó dùng để làm nem, giò. Một phần bì lợn sẽ được đem mang sấy khô rồi nhập cho thương lái Trung Quốc. Các nguồn hàng bì lợn ở đây đa phần đều được một số chủ hàng thu gom ở các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng Bắc Ninh, và ở những lò mổ lợn ở Hà Nội" - Bà H cho hay.

Với tâm nguyên "học nghề" cho bằng được, chúng tôi đã gợi ý bà H. xin được đóng "học phí" để học được bí quyết làm nem, giò chả. Không chút nghi ngờ, bà H. đã nhận lời chỉ cho chúng tôi cách làm. "Muốn chế biến được các sản phẩm này buộc chúng ta phải khôn khéo, dám làm" - Sau khi nói với khách, bà H. liền gọi một người đàn ông xách một chiếc can nhựa màu xanh, bên trong có chứa chất lỏng. Theo mục sở thị, bên ngoài chiếc can nhựa không hề có một thông tin nào về nguồn gốc thứ chất lỏng được đựng bên trong can.

Để dạy cho chúng tôi cách làm, bà H. đã nhanh chóng ra hiệu cho người đàn ông nọ "thực hành" ngay. Ban đầu người đàn ông này, dùng tay bốc đống bì lợn bèo nhèo dưới nền xi măng rửa qua một lượt bằng nước lạnh. Sau đó, người đàn ông này lấy chiếc gáo nhựa hứng chất lỏng được rót ra có màu trong, sánh từ trong chiếc can ra rồi ngâm với bì lợn. "Đổ chút chất tẩy vào bì lợn thì những bụi bẩn và lông lợn sẽ được đánh bóng một cách nhanh nhất và sạch nhất. Đây cũng là khâu quan trọng nhất để tấm bì lợn được ngon, đủ độ mềm, giòn" - Bà H. bật mí.

Theo lời bà H. đống bì lợn trong chiếc chậu lớn tương ứng khoảng 30 kg và số hóa chất trong can được pha trộn vào là 0,3 lít được trộn đều với nước. Sau khi đổ hết số chất tẩy vào chậu đựng bì lợn, người đàn ông nọ vớ lấy đôi ủng nhựa bám đầy dầu mỡ đen kịt dẫm đạp, "khuấy", đảo đều bì lợn. Mất khoảng chừng 25 phút, công đoạn ngâm bì lợn mới hoàn thành. Tiếp đó ngâm khoảng 35 phút nữa, toàn bộ đất cát, bụi bẩn và lông lá trên bì lợn sẽ tự rơi xuống. "Với cách làm như vậy, chỉ cần xả nước vài lần là đã có những miếng bì lợn trắng muốt trông đến ngon lành. Bì lợn sau khi được tẩy sạch sẽ cho vào nồi là một chiếc bình inox lớn và luộc chín bằng hơi" - Bà H. cho hay.

Để biết rõ thông tin về loại hóa chất mà người dân nơi đây dùng để tẩy bì lợn, chúng tôi đã gợi ý để bà H. tiết lộ. Tuy nhiên cũng như nhiều người dân khác ở vùng đất này thì chẳng mấy ai biết loại hóa chất đó có tên là gì? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ra sao? Các hộ sản xuất ở đây chỉ biết rằng, đó là chất "siêu tẩy" trong quy trình xử lí bì lợn bẩn, bì lợn hôi thối. Theo bà H. loại hóa chất đó được lái buôn người Trung Quốc đưa sang sau mỗi lần đến lấy hàng bì lợn khô. Có điều mà chúng tôi hết sức bất ngờ đó là các loại bì lợn sau khi được sấy khô sẽ được đưa sang Trung Quốc. Sau khi chế biến thành các bóng bì, thương lái Trung Quốc lại nhập sang nước ta. Những bóng bì này thường được dùng trong món ăn chủ yếu như lẩu…
 Nem, giò chả được gói trên nền nhà bẩn
Nem, giò chả được gói trên nền nhà bẩn
Sức khỏe người tiêu dùng bị đe dọa?

Sau những băn khoăn về loại hóa chất mà người dân nơi đây đang dùng để tẩy trắng các loại bì lợn, chúng tôi tiếp tục tìm đến các cơ sở sản xuất nem, giò chả có quy mô lớn ở thôn Bình Lương. Theo như lời giới thiệu của người dân, ở làng này, gia đình làm nem nhiều nhất đó là vợ chồng H. Q. Khi chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất này, cũng đã có hơn chục người ngồi bệt xuống nền nhà để gói nem và giò. 
Nhìn quang cảnh trông ngổn ngang, chật chội. Kẻ vào người ra, lúc nhúc bên những đống lá chuối dùng để gói giò vứt ngổn ngang trên nền nhà trông thật khiếp sợ. Ngay chốc lát, những túi bóng có chứa mỡ lợn, bì lợn và thịt lợn từ trong chiếc tủ làm lạnh đem ra xay, ít phút sau thịt xay đã đầy ứ trên chiếc chậu đã hứng sẵn. Không chần chừ, bà chủ cầm chiếc muôi múc thịt ở chậu đổ vào những chiếc lá chuối đã được bày sẵn. Những chiếc nem, giò cứ thế được cuốn chặt và bắt đầu cung cấp ra thị trường.

Theo một người có thâm niên buôn bán nem chua thì, việc sản xuất nem, giò tại thôn Bình Lương chủ yếu phục vụ cho các nhà hàng quán nhậu ở các khu vực tại Hà Nội như khu Văn Quán, Hà Đông, Cầu Giấy, Hồ Tây. "Lâu nay ở các nhà hàng có nem, giò bán cứ giới thiệu là ở Thanh Hóa, hay nem Phùng (Đan Phượng) nhưng lấy đâu ra. Là một người bỏ mối cho các quán nhậu, nhà hàng lớn ở Hà Nội tôi biết, tất cả chỉ là ăn theo thương hiệu thôi"- Người bán nem cho hay.

Theo lãnh đạo UBND xã Tân Quang thì, thôn Bình Lương có nghề làm bóng, bì, mỡ nước đã vài chục năm nay. Những năm gần đây, khi đất ruộng bị các nhà máy lấy hết, cuộc sống của người dân chỉ biết dựa vào cái nghề này nên cứ 10 nhà thì đã có tới 8 gia đình sản xuất bì, mỡ nước. Tuy nhiên, đa phần các hộ gia đình sản xuất bóng bì, mỡ lợn ở thôn Bình Lương đều không được cấp giấy phép sản xuất vì không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất cũng chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải nên nước bẩn thải trực tiếp ra môi trường.

Với những thông tin trên có thể thấy rằng, việc sản xuất nem, chả ở làng Bình Lương chẳng ai dám chắc nó thật sự an toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc, sức khỏe người tiêu dùng đang bị đe dọa khi mà người kinh doanh có thể dán nhãn mác nơi sản xuất tùy thích. Đặc biệt, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa có một cơ quan nào kiểm định.

10 sự thật thú vị “giật mình” về Internet

Bạn có biết tên gọi đầy đủ của internet là “Internet Transmission Control Program” và chỉ được vận hành bằng một chiếc máy tính duy nhất?
Mỗi khi nhắc tới mạng máy tính toàn cầu, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ tới những hệ thống máy tính chằng chịt trên khắp thế giới, được kết nối sau đó chuyển dữ liệu qua lại với nhau và hoạt động liên tục không nghỉ. Tuy nhiên, bạn có biết rằng mạng máy tính lần đầu được thiết lập vào năm 1989 với đóng góp của Steve Jobs cùng Tim Berners-Lee? Và toàn bộ mạng máy tính trên thế giới ban đầu được vận hành chỉ với một chiếc máy tính nhỏ? Dưới đây là 10 sự thật thú vị về internet có thể bạn không biết.
1. Dịch vụ Gmail của Google từng thuộc về chú mèo Garfield
Trước khi Gmail trở nên phổ biến như hiện tại, nó từng được website Garfield sử dụng để làm dịch vụ gửi email qua lại giữa những thành viên trong website. Sau này, Google mua lại tên miền Gmail và hình thành nên dịch vụ email “đông khách” nhất lịch sử.
2. Lượng video YouTube kiểm duyệt mỗi ngày kéo dài 100 năm
YouTube phải thường xuyên kiểm duyệt các đoạn video mới được đăng tải cũng như các đoạn video đã có sẵn trên website đăng tải video này để đảm bảo không có bất kì vấn đề bản quyền cũng như những hình ảnh nhạy cảm nào vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Máy tính cũng như một số phần mềm chuyên dụng đã được YouTube sử dụng để làm việc này. Thử tưởng tượng toàn bộ quá trình trên được thực hiện bởi con người? Có lẽ YouTube sẽ phải sở hữu lượng nhân sự cực lớn để có thể làm được nó.
3. Webcam được sinh ra lần đầu để theo dõi máy pha cà phê
Vào năm 1991, Đại học Cambridge là nơi đầu tiên chiếc webcam xuất hiện. Tuy nhiên, mục đích ban đầu của việc phát triển webcam chỉ là theo dõi lượng cà phê còn lại trong căng tin trước khi ai đó muốn uống. Máy pha cà phê này sau đó được trường Cambridge sử dụng cho tới tận năm 2001 trước khi thay thế.
4. Internet chỉ là từ viết tắt
Chúng ta vẫn hay nói với nhau từ “internet”, nhưng ít ai biết rằng nó được nhắc tới lần đầu vào năm 1974 và được tách ra từ cụm từ “Internet Transmission Control Program” (tạm dịch là phần mềm điều khiển truyền số liệu). Sau đó cụm từ này được viết tắt thành “internetworking”, “inter-system networking” rồi mới được rút gọn lại thành internet.
5. Quảng cáo trực tuyến từng bị cấm
Quảng cáo trực tuyến có thể nói là công cụ hái ra tiền của nhiều hãng sản xuất lớn, kể cả như Facebook hay Google. Tuy nhiên, trước năm 1992, hành động này được xếp vào dạng hành động phi pháp. Sau năm 1992 khi mà chính quyền cho phép thực hiện các hoạt động mua bán trực tuyến thì quảng cáo mới dần xuất hiện.
6. Có hàng nghìn website kì lạ trên internet
Nếu như bạn nghĩ những website để khoe khoang, dạy những thứ ai cũng biết là kì lạ trên mạng, có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ lại. Trên mạng thậm chí có cả website hướng dẫn cách thức tự tử cho những người… chán đời. Những website dạng này có lượng truy cập rất lớn nhưng chẳng mấy ai làm theo hướng dẫn cả, đơn giản họ chỉ tò mò hoặc tìm nơi giải trí mà thôi.
7. Cứ 6 đám cưới lại có 1 được tác thành nhờ… internet
Internet đang giúp cách thức kết nối của con người thuận tiện hơn, các mạng xã hội, công cụ trò chuyện, diễn đàn… dần trở thành nơi những mối tình xuất phát. Trung bình cứ 6 đám cưới sẽ lại có 1 đám cưới mà hai vợ chồng tới với nhau nhờ internet, nếu như bạn vẫn còn FA, đừng ngừng sử dụng internet vì biết đâu bạn sẽ tìm được nửa còn lại của mình.
8. 30% lưu lượng tìm kiếm là… sex
Có lẽ đây không còn là điều bất ngờ, nhưng 1/3 lưu lượng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến đều có liên quan tới sex, trung bình cứ mỗi giây lại có 28.000 người đang theo dõi những đoạn video, tranh ảnh hoặc các tư liệu có nội dung không lành mạnh.
9. Mặc dù được tìm kiếm rất nhiều nhưng những website về sex chỉ chiếm 1,1%
Trang thông tin Telegraph từng mời nhà nghiên cứu Philip B. Stark để thống kê số lượng website đồi trụy hoặc có những nội dung người lớn. Tuy nhiên, theo như thống kê của Stark thì chỉ có 1,1% số lượng website trong nghiên cứu có nội dung đồi trụy. Nghiên cứu được thực hiện bởi dữ liệu của Google cùng MSN và có vẻ như khá chính xác.
10. Mạng internet từng được vận hành chỉ với một chiếc máy tính
Như đã nhắc tới ở trên, mạng internet hay thuật ngữ www được phát triển vào năm 1989 bởi Tim Berners-Lee khi đang làm việc cho công ty NeXT của Steve Jobs. Trong một khoảng thời gian dài, mạng internet được gói gọn trong chiếc máy tính nhỏ bé của Tim.

Giọng hát Việt nhí: Cú hích bất ngờ!

Chương trình truyền hình thực tế The Voice Kids - Giọng hát Việt nhí mùa giải đầu tiên, do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cát Tiên Sa phối hợp thực hiện, đã kết thúc bằng đêm thi chung kết diễn ra vào tối 8-9 với chiến thắng thuộc về Quang Anh (được huấn luyện bởi cặp đôi nhạc sĩ Hồ Hoài Anh - ca sĩ Lưu Hương Giang), trở thành chương trình ăn khách nhất của truyền hình thực tế năm nay, tính đến thời điểm này.
Người lớn quay cuồng theo
Công tâm nhận định, đêm chung kết Giọng hát Việt nhí đã tạo nên cú hích quá bất ngờ về mọi mặt: từ yếu tố thí sinh, công tác dàn dựng lẫn chất lượng chuyên môn. Trước đêm chung kết, Giọng hát Việt nhí chỉ là con sóng lúc mạnh, lúc yếu theo nhận định của nhiều khán giả. Đêm thi chung kết, một đêm trình diễn xuất sắc với những ưu thế nổi bật của 3 thí sinh được ê-kíp thực hiện chương trình khai thác triệt để đã làm bùng nổ sự quan tâm của khán giả. Và đó là lý do cả 3 thí sinh Quang Anh, Phương Mỹ Chi và Ngọc Duy đều được đánh giá cao trong mắt người xem. Nhạc sĩ Nguyễn Hà nhận định: “Thành công của Giọng hát Việt nhí có được nhờ sức hút của những giọng ca nhí, đặc biệt là 3 thí sinh cuối cùng của đêm chung kết xếp hạng. Tôi gọi quy trình đào tạo, huấn luyện rồi dàn dựng tiết mục biểu diễn là sự “đóng gói” hết sức chuyên nghiệp. Thính giác và thị giác của người xem được thỏa mãn một cách trọn vẹn”.
Minh chứng cho thành công này chính là mức giá quảng cáo mà chương trình Giọng hát Việt nhí thu được. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), mức giá quảng cáo trước và trong chương trình Giọng hát Việt nhí là 140 triệu đồng cho 10 giây, 168 triệu đồng cho 15 giây, 210 triệu đồng cho 20 giây và 280 triệu đồng cho 30 giây. Giọng hát Việt nhí đã làm lu mờ cuộc thi Giọng hát Việt mùa thứ hai của người lớn đang diễn ra song song.
Theo các nhà chuyên môn, với những gì diễn ra trong đêm thi chung kết cho thấy
Quang Anh xứng đáng giành ngôi vị quán quân. Ảnh: KIM KHÁNH
Là người theo sát cuộc thi trong vai trò giám đốc âm nhạc, ca sĩ - nhạc sĩ Phương Uyên phân tích: “Sức hút của Giọng hát Việt nhí nằm ở chỗ khán giả chưa bao giờ thấy một sân chơi chuyên nghiệp dành cho những đứa trẻ. Trước đây, có rất nhiều cuộc chơi nhưng tất cả đều đậm chất thiếu nhi, chơi là chính. Trong khi đó, ở Giọng hát Việt nhí, các bé phải thể hiện tài năng và cũng phải nỗ lực hết mình trong cuộc đua giành chiến thắng. Đặc biệt, đó là cuộc đua công bằng, không “chiêu trò”, toan tính của những đứa trẻ rất vô tư, trong sáng. Điều làm nên “máu lửa” của chương trình là khán giả người lớn khi phát hiện được những giọng ca quá xuất sắc của trẻ con có thể kỳ vọng làm thay đổi thị trường nhạc Việt trong tương lai”.
Cuộc chơi chỉ là cuộc chơi
Thành công của Giọng hát Việt nhí là điều không thể phủ nhận. Nhưng nếu mong chờ những giọng ca nhí này góp phần thay đổi phần nào diện mạo thị trường ca nhạc Việt trong tương lai là điều tưởng tượng quá mức của người lớn. Ca sĩ Thanh Bùi nói: “Các em còn quá nhỏ và chỉ nói đến việc trở thành ca sĩ chuyên nghiệp thôi đã là một chuyện rất khó. Hãy nhìn mọi sự tỏa sáng, chiến thắng trong một chương trình chỉ là một khoảnh khắc vui. Và mọi lời tung hê từ công chúng nên được kết thúc ngay khi cuộc thi khép lại”. Theo giải thích của Thanh Bùi, 3 tháng diễn ra Giọng hát Việt nhí quá ngắn để một giọng ca nhí có thể làm thay đổi giọng hát theo hướng tích cực.
 
Có chăng ở đây là sự tiến bộ xét về mặt trình diễn, các bé trở nên dạn dày trên sân khấu chuyên nghiệp mà thôi. “Những gì khán giả thấy trên sân khấu, tất nhiên, dựa vào chính giọng hát của các em nhưng việc huấn luyện viên sử dụng ít nhiều “tiểu xảo” là điều có thật. Đó là việc nâng cao hơn các ưu thế và che mờ đi các nhược điểm của mỗi em. Để có thể hát, tôi nghĩ ít nhất, các bé phải mất thêm 2-3 năm rèn luyện mọi thứ, đặc biệt là thanh nhạc. Nhận xét của tôi dựa trên thực lực của các thí sinh trong đội, còn thí sinh đội khác, tôi không biết rõ lắm” - ca sĩ Thanh Bùi nói.
Hầu hết những người trong giới đều cho rằng chiến thắng của Quang Anh hay ít nhất là những dấu ấn mà các bé, điển hình là 3 giọng ca Quang Anh, Phương Mỹ Chi và Ngọc Duy có được nhờ vào sự “bày binh bố trận” của chính các huấn luyện viên, những người có kiến thức, kinh nghiệm qua các “đấu trường” chuyên nghiệp. Chính vì vậy, “nếu đặt kỳ vọng nhiều hơn vào các giọng hát Việt nhí cho tương lai thị trường ca nhạc Việt như nhiều người đang mong là ảo tưởng. Bởi những cái chúng ta thấy là có sự góp sức của cả một hệ thống tổ chức biểu diễn đứng phía sau các thí sinh với thời gian tập luyện khắc nghiệt. Khi cuộc thi kết thúc, một thân một mình phát triển nghề nghiệp lại là một việc rất khác” - ca sĩ Thanh Thảo nói.
Giới chuyên môn không ai ủng hộ các bé thiếu nhi, đặc biệt những giọng ca nhí vừa được phát hiện qua cuộc thi, đi hát kiếm tiền, nhất là khi các phòng trà, tụ điểm ca nhạc và một số bầu sô đang tìm cách đưa các em vào hát với mục đích kinh doanh. Đơn giản là vì “các em cần được học hành tử tế để có nền tảng văn hóa trước khi bước chân vào con đường ca nhạc chuyên nghiệp” - nhạc sĩ Phương Uyên nói.
Người lớn làm tổn thương các em!
Đêm chung kết cuộc thi Giọng hát Việt nhí đã khép lại nhưng cuộc chiến trên mạng xã hội giữa người hâm mộ của 2 bé Quang Anh và Phương Mỹ Chi vẫn “nóng”, nhất là khi hình ảnh chụp 2 công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa và UBND phường Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (quê nhà của Quang Anh) kêu gọi nhắn tin cho Quang Anh được chia sẻ khắp các trang Facebook.
Văn bản (không đóng dấu ký tên) được cho là của Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa gửi các phòng GD-ĐT huyện, thị, thành phố, các trường THPT, các đơn vị trực thuộc, kêu gọi “bình chọn cho Quang Anh, người con của xứ Thanh để em vươn xa với tài năng và ước mơ ca hát của mình. Mỗi tin nhắn của chúng ta là Quang Anh được chắp thêm đôi cánh để bay cao và xa hơn. Rất mong các đơn vị, nhà trường thông báo đến cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia bình chọn cho Quang Anh”.
UBND phường Đông Sơn, nơi Quang Anh sinh sống, cũng có công văn  (đóng mộc đỏ, ký tên) và ghi rõ căn cứ công văn của Sở GD-ĐT Thanh Hóa đề nghị các khu phố vận động nhân dân hãy bình chọn cho em Quang Anh.
Dù chưa rõ về tính xác thực của những công văn này nhưng công chúng mạng vẫn liên tục tranh cãi xung quanh tính công bằng của cuộc thi, đặc biệt là giữa hội những người hâm mộ Quang Anh và Phương Mỹ Chi.
Nhiều người cho rằng Quang Anh đăng quang nhờ một phần rất lớn vào những văn bản nhà nước kêu gọi ủng hộ này nhưng luồng ý kiến ngược lại cho rằng việc địa phương kêu gọi ủng hộ cho thí sinh của mình là hoàn toàn bình thường. Quang Anh không cần đến những kêu gọi bình chọn này vẫn xứng đáng là người chiến thắng.
Điều đáng buồn là cuộc thi chỉ là cuộc chơi của trẻ con nhưng người lớn đã không tự kiềm chế được mình và có rất nhiều lời bình luận kém văn hóa nhằm vào các em, những đứa trẻ chỉ mới 10-12 tuổi hoàn toàn vô tư trong chuyện này.

Đặt môi trường lên hàng đầu

Hiện nay, bảo vệ môi trường luôn được Đồng Nai ưu tiên đặt lên hàng đầu. Điều đó được thể hiện bằng việc các dự án có nguy cơ ô nhiễm cao đều bị tỉnh từ chối và các khu công nghiệp đi vào hoạt động đều phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Mục đích là giữ cho môi trường ít bị ảnh hưởng, làm chậm lại tiến trình của biến đổi khí hậu.
Công ty cổ phần thép Biên Hòa (TP.Biên Hòa) đầu tư 38 tỷ đồng làm hệ thống xử lý khí thải. Ảnh: H. GIANG
Công ty cổ phần thép Biên Hòa (TP.Biên Hòa) đầu tư 38 tỷ đồng làm hệ thống xử lý khí thải. Ảnh: H. GIANG
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 27/31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động cơ bản xây dựng hoàn thành nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các khu công nghiệp lấp đầy trên 50% diện tích đang tiến hành lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên - môi trường.
* Quản lý chặt hơn
Tuy vẫn còn để xảy ra một vài điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường, song Đồng Nai đã có nhiều nỗ lực trong quản lý cũng như bảo vệ môi trường. Cụ thể, tỉnh quy định tất cả các khu công nghiệp đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Và các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp buộc phải đấu nối với nhà máy xử lý nước thải tập trung để quản lý được nguồn nước thải. Đồng thời, các khu công nghiệp lấp đầy 50% diện tích trở lên buộc phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động các thông số cơ bản về môi trường. Các trạm quan trắc tự động này được kết nối trực tiếp với Sở Tài nguyên - môi trường để theo dõi chất lượng nước thải, khi nước thải vượt quy chuẩn cho phép Sở Tài nguyên - môi trường sẽ dễ dàng phát hiện để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế được nguồn nước thải ô nhiễm đổ ra môi trường.
Vừa qua, trong lần về dự khánh thành trạm quan trắc tự động tại Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Bùi Cách Tuyến công nhận: “Tuy còn để xảy ra một số điểm nóng về môi trường, nhưng Đồng Nai là một trong số những tỉnh có những đầu tư bảo vệ môi trường khá tốt”.
Hàng năm, Sở Tài nguyên - môi trường đều tổ chức các đợt thanh, kiểm tra các doanh nghiệp, buộc các đơn vị gây ô nhiễm bị xử phạt hành chính và khắc phục hậu quả. Nếu quá thời hạn các doanh nghiệp gây ô nhiễm không khắc phục có thể bị đình chỉ hoạt động. Cụ thể, doanh nghiệp gây ô nhiễm hàng năm bị đưa vào danh sách “đen” được kiểm tra theo dõi thường xuyên quá trình khắc phục hậu quả.
Về thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế cũng được tỉnh quan tâm. Tỉnh ban hành Nghị quyết về tỷ lệ thu gom, xử lý với từng loại chất thải, như: tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại là 95%, chất thải nguy hại 72%, chất thải y tế 100%.
* Di dời các cơ sở gây ô nhiễm
Hiện nay, Đồng Nai đang cấp bách triển khai việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm và không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư. Đây là một trong các giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu mang lại. Theo lộ trình từ nay đến 31-12-2014 có gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chăn nuôi giết mổ phải di dời ra khỏi khu dân cư để bảo vệ môi trường. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ di dời cho các cơ sở chấp hành tốt theo quy định. Và hỗ trợ vốn không lãi suất tối đa là 3 năm để các cơ sở phải di dời có điều kiện đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang trại tại nơi sản xuất mới phù hợp với quy hoạch. Hiện một số cơ sở, trang trại đã tiến hành di dời ra khỏi khu dân cư đến nơi phù hợp với quy hoạch để đầu tư sản xuất.
Ngoài ra, tỉnh tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc dự án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các địa phương trong khu vực, đặc biệt là các tỉnh, thành lân cận, như: Bình Dương, Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường lưu vực sông và xử lý, giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh. Song song với các giải pháp trên, Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh cũng đã hoàn chỉnh dự thảo báo cáo về tình hình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu theo ý chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để xây dựng đề cương kế hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa IX) thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về chủ trương giải pháp, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên - môi trường.

Friday, September 13, 2013

Cận cảnh những cây cầu vượt hữu dụng của Thủ đô

Không chỉ giải quyết nạn ùn tắc giao thông, những cây cầu vượt còn góp phần tô điểm cho bộ mặt Thủ đô vẻ đẹp của các đô thị hiện đại.

Để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, chính quyền TP Hà Nội đã tiến hành xây dựng những cây cầu vượt tại những nút giao thông trọng điểm về nạn ùn tắc.
Đặc biệt, những cây cầu vượt bằng thép thi công nhanh, giá thành thấp lại có thể tái sử dụng mới được lắp đặt tại các nút giao thông giải quyết nạn ùn tắc không những rất hữu dụng mà còn tô điểm thêm nét hiện đại cho Thủ đô.




Làm gì trước khi dọn đến nhà mới?

Căn nhà đã lâu không có người ở thường mang lại cảm giác lạnh lẽo, âm u cho người ghé thăm cho dù đó có là nhà phố, căn hộ chung cư hay biệt thự rộng rãi với nhiều cây cỏ xung quanh. Do đó, trước khi dọn đến nhà mới, người sử dụng cần phải biết cách cải tạo căn nhà để luồng khí âm u ấy không ảnh hưởng đến mình và gia đình. Giả sử căn nhà rất hợp với người chủ mới về hướng, mạng… thì vẫn nên làm những việc sau để xua đi khí xấu:

1. Đốt nến
Trước hết, hãy đốt một cây nến, đặt ở góc Đông Nam trong nhà và theo dõi ánh lửa. Đương nhiên, khi ấy, người dùng phải khép kín cửa, tránh gió lùa để dễ dàng theo dõi hướng cháy cửa lửa. Nếu nhà để quá lâu, độ ẩm cao và nhiều nấm mốc, khí xấu, độc hại thì ánh lửa sẽ lập lòe chứ không cháy đứng ngọn. Đốt nến sẽ giúp xác định tình trạng của ngôi nhà cũng như kiểm soát được khí lưu trong nhà.


2. Xông nhà
Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Thuốc xông là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm. Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi, dễ cầm mà lại tránh bỏng tay. Khi làm, nên mở hết cửa chính lẫn cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà. Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên, vừa để thấy rõ hiện trạng hư hại (nếu có) vừa tăng nhiệt khí, dương khí. Nếu nhà chưa có điện, hay bị cắt điện đã lâu, hãy nhóm bếp than rồi đem một chậu cây xanh đặt vào hướng Nam hay hướng Đông trong nhà để tăng cường dương khí.

3. Treo chuông gió
Khi dương khí đã vượng, hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi. Phong linh là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Hãy chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao, ứng với cung Thương của ngũ âm cổ. Theo phong thủy, loại chuông gió này thuộc hành Kim, mang ý nghĩa tiền tài theo gió vào nhà. Đồng thời người xưa cũng quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa. Cung Thương trong âm nhạc cổ xưa ứng với nốt sol trong âm nhạc thất âm Tây phương hiện đại. Khi nghe âm điệu này, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện. Tuy nhiên, cần lưu ý, phong linh là con dao hai lưỡi. Nếu khí của khu vực xung quanh hay bản thân căn nhà là khí xấu, phong linh sẽ làm chúng phát tán khắp nơi, ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Vì vậy, người dùng nên tính toán cẩn thận để có được kết quả tốt nhất.

4. Trấn nhà
Thời xưa, lúc nhà còn xây trên nền đất, khi dọn vào nhà mới người ta thường lấy các mẩu vàng găm (đá phong thủy) nhỏ hoặc 8 đồng xu chon ở 4 góc nhà với ngụ ý tiền tài vào tứ phương, đồng thời xua đi tà khí, trấn nhà để được cát tường. Ngày nay, việc đó được gia chủ làm trước lúc lát gạch cho sàn nhà. Nếu căn nhà bạn dọn đến không cần phải sửa lại sàn nhà, hãy bỏ vàng găm và tiền xu vào một cái lọ nhỏ để trong góc nhà, hay góc cửa cũng mang ý nghĩa tài lộc tương tự. Ngoài ra, cũng có thể để vài mẩu vàng găm vào trong bát nhang địa tài, vì Thổ sinh Kim, sẽ mang lại tài lộc. Nếu có điều kiện, hãy thay vàng găm bằng thạch anh trắng, cũng có ý nghĩa như vậy, nhưng công năng của thạch anh cao hơn, vì từ tính của nó thuộc loại mạnh nhất và ổn định nhất. Dùng thạch anh trong nhà sẽ giúp ổn định từ trường, điều tiết chướng khí, mang lại sự ổn định và tài lộc cho gia chủ.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH ( DỌN VÀO NHÀ MỚI )

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước( mặt gương soi vào nhà ), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào Bếp lửa ( tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới ), chăn nệm, gạo, nước......vv...
Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước...vv.....
Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.
Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn ( nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.
Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện ( theo quan niệm bây giờ cho tiện ), hay 1 bộ soong nồi ( bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà ). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé !
 

Thursday, September 12, 2013

Đánh bóng và làm sạch sofa, đồ gỗ

Sofa
Nếu sofa da bị dính trà, cà phê thì mình nên nhanh chóng lau ngay vết bẩn đó bằng một mảnh vải mềm, sạch, nhúng ướt qua nước rồi lau, sau đó làm khô ngay bằng một mảnh vải sạch khác. Nếu vết bẩn vẫn không sạch, thì phải sử dụng loại nước xà phòng có chất tẩy nhẹ pha loãng với nước ấm để làm sạch, sau đó sấy khô bằng máy sấy tóc.

với những vết bẩn gây ra do các chất dính, nhờn như dầu ăn, nước xốt, hay socola, thì cũng phải lau sạch ngay bằng một mảnh giấy thấm, thấm hết nước bẩn, sau đó dùng một mảnh vải sạch chấm vào dung dịch xà phòng pha loãng và lau nhẹ từ bên ngoài vào trong trung tâm vết bẩn. Làm khô ngay bằng một mảnh vải khô và sạch khác.
Đồ dùng bằng gỗ:
Để giữ cho chúng luôn mới đẹp, bền, bạn cần nhận biết gỗ đó có được đánh vecni hay không.
Muốn làm sạch những vết dơ bám trên đồ gỗ trơn, không có đánh vẹcni thì bạn pha một dung dịch để lau chùi theo công thức: 10gam muối + 90 gam nước tẩy (soude de caustique) + 1 lít nước. Sau đó, lấy một cái chổi bằng bẹ dừa thấm vào nước này, quét lên các đồ dùng bằng gỗ trơn đó. Để một lúc lâu, rồi rửa lại bằng nước lã và lau khô bằng khăn mềm và sạch.

Còn muốn làm sáng lại lớp vecni trên gỗ thì có thể dùng một ít sữa lau lên lớp vecni và để cho khô. Sau đó, dùng bàn chải nhúng nước lã cọ sạch. Với phương pháp này, vecni sẽ cứng và bóng. Bạn cũng có thể dùng bia, thấm một tấm khăn lau mềm vào bia rồi lau đồ gỗ và cuối cùng lau lại với một miếng vải khô.
Đồ gỗ dùng lâu ngày thường có các vết dộp trắng trên mặt. Muốn làm mất các vết dộp trắng này trên đồ gỗ có đánh vecni, mình dùng vải có tẩm dầu paraffine chà nhẹ lên chỗ dộp. Để một lúc lâu rồi dùng dầu thông đánh lên và dùng vải thường đánh bóng

5 yếu tố phong thủy với trang trí nhà

yếu tố phong thủy đều có tính chất riêng (trong đó bao gồm cả màu sắc và chất liệu), và những nguyên tắc để tạo nên sự cân bằng, dù không gian bạn muốn xử lý là vườn cây, phòng ở hay phòng làm việc. 



Mộc
 
Gỗ tạo sức mạnh trong sáng tạo và sự phát triển, đại diện cho sự sinh sôi, lớn lên, linh hoạt và nhạy cảm. Quá nhiều yếu tố "Mộc" sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, cảm giác luôn không chủ động, thiếu sáng tạo và cứng rắn quá mức. Ngược lại, yếu tố này nếu quá ít sẽ khiến bạn luôn cảm thấy thất vọng, trì trệ và mâu thuẫn trong tư tưởng.

Khi nói đến một căn phòng "Mộc" là nói đến những bó hoa tươi tắn, cây cối, hoa cỏ, những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như cotton chẳng hạn, và tất nhiên là các đồ đạc bằng gỗ. Khi thiết kế đề cập đến yếu tố "Mộc", hãy sử dụng những hình dọc và đứng thẳng, hình khối kiểu thân cây, sự êm ái của lá cây và hoa. Màu của "Mộc" là những màu xanh lá và xanh dương.
 
Hỏa
  
Sử dụng yếu tố "Hỏa" trong nội thất là cách để giúp tăng sự phấn khích. Yếu tố phong thủy này cũng được tạo ra để mang đến cảm hứng và một chút liều mạng. Khi sử dụng quá nhiều yếu tố "Hỏa" sẽ khiến người cư ngụ có cảm giác bực bội, tức giận, không kiểm soát được hành vi... ngược lại khi có quá ít, sẽ khiến mọi thứ trở nên hời hợt, thiếu cảm hứng.

Để tăng yếu tố "Hỏa" trong một căn phòng, bạn hãy bố trí nến, những ánh đèn sáng ấm áp và nếu có thể hãy để ánh sáng mặt trời xuyên vào. Bất kỳ màu sắc nào có gốc từ đỏ, hồng hay tím, các thiết bị như đồ điện tử và những bức ảnh thú vật... đều là đại diện của hành "Hỏa".

Thổ
 
 
Yếu tố "Thổ" ảnh hưởng tới sức khỏe, tạo cảm giác yên ổn và cân bằng. Khi sử dụng quá nhiều trong không gian sống, con người sẽ rơi vào tình trạng nặng nề trong cảm xúc, buồn tẻ, uể oải. Còn ngược lại, người cư ngụ sẽ có cảm giác bối rối, hỗn loạn và không tập trung.

Yếu tố "Thổ" sẽ mang đến ngôi nhà của bạn thông qua những hình ảnh về mặt đất, phiến đá, với những gam màu như nâu, xanh hay cát, những hình khối vuông và chữ nhật, bề mặt mỏng và phẳng cùng với những bức tranh phong cảnh.

Kim
Yếu tố kim loại, sự minh bạch và logic là tiêu biểu của hành Kim. Sự hiện diện của vật liệu bằng kim loại trong một không gian sống sẽ cho ta cảm giác gọn gàng, ngăn nắp... Nhưng khi quá nhiều, sẽ hình thành sự vô định, không có khả năng kiểm soát bản thân. Và ngược lại, cảm giác dễ nhận thấy là sự lạnh lẽo và thiếu tập trung.

Để nhận biết hành "Kim", hãy để ý đến hình tròn hay ovan, bất kỳ những yếu tố nào liên quan đến kim loại như sắt, thép, vàng, bạc hay aluminum, những viên đá, màu trắng, ghi, bạc hoặc các gam màu tông nhạt khác.
 
Thủy
Sự cân bằng trong việc sử dụng yếu tố "Thủy" sẽ mang tới cảm giác hứng thú, sự sâu sắc trong suy nghĩ và hành động. Quá nhiều "Thủy" sẽ tạo ra một cảm giác như bị chôn vùi, nặng nè... Trong khi đó, nếu quá nhẹ nhàng, bạn sẽ hiểu thế nào là một không gian sống cô độc, cách ly...

"Thủy" trong không gian sống sẽ được thể hiện thông qua màu đen và những tông màu sẫm khác, những đồ vật có tính phản quang như gương, vật liệu có thể phản sáng... Hình dạng của "Thủy" là hình tự do, không đối xứng, nước và các yếu tố liên quan đến nước, chẳng hạn như bể cá hay những đài phun nước.